Tiêu chí để lựa chọn đồng phục bảo hộ lao động phù hợp cho người lao động
Quần áo bảo hộ lao động luôn được đánh giá là trang phục không thể thiếu đối với những người hiện đang làm việc trong môi trường mang tính đặc thù, riêng biệt khá cao. Công nhân môi trường, công nhân xây dựng, cơ khí, Kỹ sư,... những nghề rất cần phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình làm việc với những rủi ro tiềm ẩn. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những mẫu đồng phục bảo hộ lao động mang đặc trưng và và tiêu chuẩn khác nhau nhưng tiêu chí chung là đảm bảo an toàn cho người mặt tránh những tiếp xúc có hại do môi trường làm việc bên ngoài tác động, quảng bá được hình ảnh và sự chuyên nghiệp của công ty.
Hãy cùng Hoàng Hưng Safety tìm hiểu qua những tiêu chí cơ bản để lựa chọn bộ đồng phục đẹp, phù hợp với tính chất công việc nhất nhé!
1.Chất liệu của đồng phục bảo hộ lao động
Tùy vào đặc thù công việc, môi trường làm việc và thời tiết từng vùng để chọn chất vải phù hợp. Việc lựa chọn chất liệu phù hợp sẽ kèm theo tính năng mang lại để sử dụng. Các chất liệu phổ biến được sử dụng cho việc may trang phục bảo hộ bao gồm:
- Chất liệu pangrim: Vải pangrim Hàn Quốc là loại vải cao cấp với khả năng chống nắng hiệu quả, thấm hút mồ hôi nhanh chóng, khi mặc hầu như không bị bám bụi bẩn. Không chỉ vậy, chất liệu vải này còn mang tới cho người mặc cảm giác mềm mại, thoải mái trong từng cử động. Các sản phẩm làm từ chất liệu này cũng có độ bền không, không xù lông xổ chỉ, không phai màu... Chất vải này phù hợp để may hầu hết trang phục bảo hộ các ngành nghề.
- Chất liệu Kaki: chất này tạo độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, lên màu chuẩn, đứng dáng khi may trang phục. Vải ít nhăn khi mặc cho nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
- Chất liệu Cotton: chất vải này thoáng mát và thấm hút mồ hôi, mềm mại, giặt giũ sạch sẽ, nhanh khô. Tuy nhiên vải này có nhược điểm là dễ bị nhăn nhàu, xù lông khi giặt nhiều.
Nhiều đơn vị rất cẩn thận trong việc lựa chọn quần áo bảo hộ có màu sắc phù hợp với tính chất công việc, tạo sự đồng đều, hài hòa và giống màu chủ đạo của doanh nghiệp. Ví dụ những ngành nghề về môi trường hay những công nhân làm việc ban đêm thiếu ánh sáng thường chọn những màu sắc nổi bật kèm theo may phản quang hoặc công nhân kỹ sư làm việc trong ngành cơ khí lại phù hợp với những màu sắc trang phục xu hướng trầm hơn để đảm bảo sạch sẽ ít bám bẩn trong quá trình làm việc.

4. Chọn size đồng phục
Chọn size quần áo đồng phục bảo hộ có thể nói là một việc khá đơn giản nhưng cũng có thể coi là phức tạp. Nói đơn giản là vì nếu bạn mặc thử thấy phù hợp với dáng người, cảm giác thoải mái trong mọi hoạt động thì đó sẽ là mẫu áo phù hợp. Còn nói là phức tạp bởi vì mỗi đơn vị may mặc lại có cách may đo quần áo riêng nên sẽ khá khó khăn trong việc chọn size.
- Nếu yêu cầu được đơn vị may đo cung cấp sản phẩm mẫu để cho người lao động thử trước khi đăng ký size sẽ đảm bảo chuẩn xác nhất.

